\

Cách chăm sóc và xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho

Khi trẻ sơ sinh bị ho thường làm cho bậc cha mẹ rất lo lắng. Nhất là những cha mẹ sinh con đầu lòng thì càng rối trí trong cách chăm sóc và xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho. Mặc khác, trẻ sơ sinh rất dễ bị ho bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên đây là một trong những triệu chứng thông thường của việc trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vậy cần chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho như thế nào để giúp trẻ mau khỏi?. Khi nào thì cần cho bé đi khám?. Xin tham khảo bài viết mà chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín và từ kinh nghiệm chăm sóc trẻ của chúng tôi.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Phần này được tổng hợp từ nguồn chính của Vimec

Ho là một phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể để tống xuất chất tiết từ đường thở của trẻ.

Có 2 nguyên nhân cơ bản sau gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị ho:

Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

  • Bệnh này thường do vi khuẩn, virus gây ra. Nhiễm khuẩn hô hấp trên thường gặp ở trẻ gồm viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, Viêm thanh quản, viêm tai giữa hoặc cảm cúm.
  • Đường hô hấp trên bao gồm các cơ quan tai, mũi, họng, xoang, thanh quản. Các cơ quan này thường xuyên tiếp xúc với không khí và môi trường bên ngoài nên dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh, môi trường sống ẩm thấp, vệ sinh kém.
  • Những trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng là đối tượng dễ bị virus gây bệnh tấn công.
  • Trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đa số sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tốt.

Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

  • Virus và vi khuẩn là 2 nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm các bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi,…
  • Những trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị tấn công. Môi trường bị ô nhiễm, khói thuốc cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh.
  • Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới có thể sẽ bị suy hô hấp nặng và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng, chính vì vậy, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt.

2. Trẻ sơ sinh bị ho cần đưa đi khám khi nào?

Dưới đây là một số dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị ho cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, tránh các nguy cơ biến chứng về sau:

Đối với trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

  • Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể bị co giật.
  • Thở bất thường.
  • Ban đầu trẻ bị khụt khịt mũi, về sau chuyển sang ho, ho nhiều.
  • Chảy nhiều nước mũi, quấy khóc, bú kém.

Đối với trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

  • Trẻ sơ sinh bỏ bú hoàn toàn hoặc bú kém đi.
  • Sốt cao liên tục hoặc hạ thân nhiệt đột ngột.
  • Khò khè, khó thở, thở có tiếng rít.
  • Ngủ li bì, ngủ khó đánh thức.
  • Trẻ nôn, trớ, mệt mỏi.
  • Ho kéo dài, ho nhiều về đêm và sáng sớm ho nhiều hơn.
  • Trẻ bị ho sổ mũi, hắt hơi.
  • Thở rút lõm lồng ngực.
  • Tím tái.

3. Những điều không nên làm khi trẻ sơ sinh bị ho

  • Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc.
  • Khi trẻ bị ho không được lạm dụng dùng thuốc kháng sinh.
  • Không dùng chung các vật dụng chăm sóc cho trẻ.
  • Trẻ bị ho nên tránh tiếp xúc với các trẻ lành.
  • Không sử dụng thuốc ho có chứa các thành phần như terpin-codein, neo-codion,…vì chúng dễ gây ngộ độc.
  • Không được hút mũi hoặc phun khí dung thường quy vì có thể gây nên sang chấn hoặc tình trạng bội nhiễm do việc thực hiện không đảm bảo vô trùng.
  • Một vài nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị ho như phấn hoa, lông động vật. Cần cẩn thận khi để trẻ tiếp xúc với chúng.
  • Tránh để trẻ bị lạnh.

Một số lưu ý

Để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau có thể có, tốt nhất nên đưa trẻ sơ sinh đi khám sớm khi xuất hiện triệu chứng ho. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chăm sóc trẻ cẩn thận giai đoạn này bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn kém, hệ hô hấp còn non nớt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển nên rất dễ nhiễm bệnh.

Để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ, đồng thời bảo vệ trẻ bởi sự xâm hại của vi khuẩn trong những năm đầu đời cơ thể còn non nớt, cha mẹ hãy chủ động theo dõi và đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần Lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm,crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất và đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm, sổ mũi,… Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Tăng cường Lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.

Những lưu ý khi trẻ lớn hơn 6 tháng bị ho, viêm họng

khi con nhỏ bị sổ mũi, khò khè, ho thì các mẹ cần lưu ý và làm theo những điều sau đây.

1. Khi trẻ  > 6 tháng ho nhẹ 1-2 ngày đầu: 

  • Nếu ho nhẹ và chưa có biểu hiện gì bất thường khác không nên cho uống thuốc
  • Súc nước muối vào mỗi sáng, trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Ngậm 1 muỗng siro ho rồi đi ngủ, không cần phải uống nước.
  • Một số siro ho thảo dược rất thích hợp cho bé.
  • Nếu Bé bị nghẹt mũi nên cho ít dầu gió dành cho bé vào cổ áo cho bé hít, không nên xoa trực tiếp cho Bé.

   2.Trẻ lớn hơn 6 tháng ho đến ngày thứ 2 không đỡ:

  • Đưa bé tới bệnh viện hoặc bác sĩ uy tín khám bệnh để tìm nguyên nhân. Tái khám theo lịch để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh để kê thuốc cho đúng. Uống thuốc đúng và đủ liều, đúng liệu trình theo lời dặn của bác sĩ.
  • Không ít phụ huynh tự ra nhà thuốc mua cho trẻ uống kháng sinh. Việc này rất tai hại vì uống không đúng bệnh, không đúng liều, không đúng thời gian sẽ gây kháng thuốc. Khi trẻ bị kháng thuốc kháng sinh thì việc điều trị bệnh rất khó khăn. Phải điều trị kháng sinh rất đắt tiền, nằm viện nhiều ngày. Có những trường hợp viêm phổi biến chứng qua tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan, thận…
  • Bệnh viêm phổi là bệnh nhiễm trùng, khi sức đề kháng giảm rất dễ mắc bệnh, nhất là khi giao mùa. Trẻ càng nhỏ tuổi bị viêm phổi dễ diễn tiến nặng. Các ca bệnh nặng thường rơi vào những trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là từ 2-3 tuổi. Sai lầm lớn nhất của phụ huynh nghĩ bệnh viêm phổi là bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng nên rất chủ quan. Trong khi viêm phổi trẻ em là một bệnh lý rất nguy hiểm.

Quan sát kĩ biểu hiện của con, nếu có triệu chứng như sau cần đưa sẻ đi bệnh viện

  • Ói nhiều, bỏ bú, hoặc bú ít.
  • Ngủ li bì, thở nhanh và hóp sâu ngực, có thể sốt nhẹ thì phải đi bệnh viện gấp vì đây là triệu chứng của viêm hô hấp trên (viêm tiểu phế quản, viêm phổi).
  • Bé ho nhiều, ho sặc sụa, đàm có thể màu vàng đục, xanh, thở nhanh.
  • Một số trẻ rối loạn nhịp thở rất rõ, một số trẻ bỏ ăn.

Đó là những dấu hiệu báo biết trẻ bị viêm phổi cần phải nhập viện điều trị.

Trẻ bị ho, viêm họng

3.Thức ăn cho trẻ bị ho viêm họng:

Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bị ho, viêm họng cần lưu ý chế độ ăn uống hợp lý cho bé đỡ ho và nhanh khỏi. Sau đây là một số điều cần lưu ý.

  • Không uống nước ngọt, đá, kem,….
  • Cho bé ăn cháo: Củ :khoai tây, cà rốt, bí đỏ, không ăn khoai lang,…
  • Nên ăn: Thịt heo, tim, bồ câu,…
  • Kiêng kỵ: tôm, cua, cà biển, bò, gà, vịt
  • Rau: ăn bình thường

4. Lưu ý trong gia đình khi có trẻ bị ho, viêm họng:

  • Đồ dùng cho bé: sạch, vệ sinh sạch phòng ngủ, quạt, bụi bẩn,…
  • Tránh cho bé nằm quạt trực tiếp, tránh nằm dưới luồng gió máy lạnh. Tránh bật máy lạnh nhiệt độ quá thấp và nhiều giờ liên tiếp.
  • Nên giữ ấm cổ, tay, chân và thóp cho bé.
  • Riêng bé dưới 6 tháng còn bú mẹ: tiếp tục cho bé bú mẹ, mẹ bé cũng thực hiện việc ăn uống như nêu ở mục b, vì chất lượng sữa của mẹ cũng phụ thuộc việc ăn uống của mẹ.

Dinhduongbeyeu.com hy vọng đã chia sẻ những thông tin mà các bậc cha mẹ đang cần để chăm sóc bé tốt hơn