\

Cháo dinh dưỡng cho bé là từ khóa quen thuộc của đa số các mẹ đang nôi con nhỏ. Cho dù là mẹ tự nấu hay mua bên ngoài cho bé yêu thì đều có rất nhiều điều cần quan tâm như chất lượng vệ sinh an toàn, độ ngon, giá trị dinh dưỡng…Còn rất nhiều vấn đề như làm thế nào để cháo thơm ngon cho bé chịu ăn, nấu cháo theo độ tuổi của bé…Và cũng có nhiều bạn quan tâm đến vấn đề kinh doanh cháo dinh dưỡng cho bé. Một chủ đề mà có nhiều nội dung nên chúng tôi cố gắng tổng hợp điều quan trọng nhất có thể để gửi đến bạn đọc.

Những điều nhiều người quan tâm về cháo dinnh dưỡng cho bé

Độ tuổi thích hợp bắt đầu cho bé ăn cháo dinh dưỡng

Nhiều chao mẹ muốn tìm hiểu ở độ tuổi nào thì cho bé ăn bộtkhi nào cho bé ăn cháo là thích hợp. Mấy tháng thì cho bé ăn cháo xay và khi nào cho bé ăn cháo hạt. Bằng kinh nghiệm và tham khảo tư vấn từ những chuyên gia chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn như sau.

Giai đoạn cho bé ăn bột

Khi tới giai đoạn 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm với bột từ loãng đến đặc, lượng từ ít đến nhiều. Mẹ nên tập cho bé ăn bột bắt đầu từ bột có vị ngọt với các loại rau củ quả, sau đó tới bột có vị mặn hơn bằng cách bổ sung thêm thịt, cá, tôm.Thời gian cho bé ăn bột kéo dài từ lúc bé 6 tháng đến lúc 8 tháng tuổi. Những bé có dấu hiệu đòi ăn sớm có thể cho bé ăn bột sớm hơn, nhưng ít nhất từ 5 tháng tuổi trở lên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng khỏe mạnh

Giai đoạn cho bé ăn cháo xay nhuyễn

Khi bé được 8 tháng tuổi mẹ có thể tập cho bé ăn cháo xay. Những bé có khả năng ăn sớm hơn cha mẹ có thể tập cho bé ăn cháo xay vào tháng thứ 7. Không nên cho bé ăn cháo quá sớm khi bé chưa được 7 tháng tuổi, Hơn nữa, ở giai đoạn này, dạ dày của bé yếu, thành ruột non của bé còn mỏng nên khả năng tiêu hóa của bé còn yếu.

Vào 8 tháng tuổi, một số bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, bé có thể tập nhai các loại thức ăn thô với kích thước nhỏ. Vì vậy lúc này cho bé ăn cháo cần phải xay nhuyễn vì kỹ năng nhai của bé chưa tốt, bé có thể nôn ói do cháo lợn cợn khó nuốt. Lợi ích của việc bắt đầu bé ăn cháo nhuyễn là giúp bé dễ ăn, dễ nuốt, dễ tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé ăn cháo xay nhuyễn cho đến khi bé được 9 hoặc 10 tháng tuổi.

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 4-9 THÁNG TUỔI

Giai đoạn cho bé ăn cháo xay thô

Cha mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo xay nhuyễn trong 1 – 2 tháng để bé tập làm quen với thức ăn lợn cợn. Sang tháng thứ 10, khi bé đã ăn được kha khá, bố mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn cháo vỡ hạt cùng với những loại thực phẩm xay nhuyễn có độ thô nhất định. Cháo không nên chỉ nấu bằng nước hầm xương, vì như vậy sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả phần thịt, cá và rau củ. Bố mẹ nên hầm riêng một nồi cháo riêng. Mỗi bữa ăn của bé, cháo được múc ra và nấu chín từng bữa cùng với thịt, cá, rau củ, thêm dầu ăn cho đủ dưỡng chất.

Khi nào cho bé ăn cháo nguyên hạt?

Khi bé được 1 tuổi, cha mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn cháo nguyên hạt để dịch vị dạ dày tiết ra tiêu hóa thức ăn và kích thích bé ăn ngon miệng. Một số phụ huynh vẫn có thói quen xay nhuyễn cháo dù bé đã hơn 1 tuổi, mặc dù cách này sẽ giúp bé ăn nhanh và ăn dễ dàng hơn nhưng khiến dạ dày tiết dịch vị không đủ, bé không có cảm giác ngon miệng, chỉ nuốt nên kỹ năng nhai kém, lâu dần dẫn đến bé biếng ăn, kén ăn.

Bé có thể ăn 2 bữa cháo/ngày vì con đã bắt đầu lẫy, lật, bò vì vậy cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Hãy thay đổi đa dạng các món cháo mỗi ngày để con quen được vị giác. Đồng thời sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn, con cảm thấy hứng thú hơn. Thông qua việc ăn uống, mẹ sẽ biết khẩu vị của con như thế nào để lựa chọn giúp bé ăn ngon miệng hơn.

THAM KHẢO THỰC ĐƠN CHO BÉ TỪ 9-15 THÁNG TUỔI

THỰC ĐƠN CHO BÉ TỪ 9-15 THÁNG TUỔI

Lưu ý trong cách nấu cháo cho trẻ 9-12 tháng tuổi

1. Đừng chỉ cho trẻ ăn mỗi nước hầm xương

Đừng chỉ cho trẻ ăn mỗi nước hầm xương hoặc chỉ trộn nước hầm xương với cháo. Nhiều cha mẹ tin rằng các chất dinh dưỡng trong phần cái sẽ hòa hết vào nước hầm xương nên chỉ cần cho trẻ ăn nước hầm là đủ. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì xương dù ninh lâu đến đâu vẫn chỉ chứa rất ít chất dinh dưỡng. Nhiều chất đạm, vitamin tan trong dầu không thể hòa tan trong nước hầm xương. Ngoài ra, chỉ ăn nước hầm có thể khiến trẻ bị thiếu chất xơ dẫn tới táo bón.

2. Bổ sung đầy đủ chất xơ cho trẻ

Khi nấu cháo mẹ nên trộn thêm chất xơ vào, hoặc nếu trẻ chưa nhai tốt có thể xay nhuyễn ra để giúp trẻ không bị táo bón, khó tiêu.

3. Nên bổ sung thêm chất béo thực vật

Chất béo động vật rất khó hấp thu và thường không tốt cho sức khỏe. Do vậy, mẹ nên thêm một lượng nhỏ dầu thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành, dầu đậu phộng,…vào cháo để giúp nồi cháo thơm ngon, béo mềm khiến trẻ dễ nhai nuốt và còn bổ sung thêm năng lượng cho trẻ.

4. Chú ý nguyên tắc loãng-đặc

Giai đoạn đầu nên nấu cháo thật loãng hoặc nghiền cháo để trẻ dễ ăn, dễ nuốt, từ từ tạo thói quen nhai thức ăn cho trẻ, sau đó mới chuyển sang cho trẻ ăn cháo đặc hơn.

Giai đoạn 9-12 tháng tuổi trẻ đã có thể ăn 2-3 bữa cháo mỗi ngày. Do vậy mẹ lưu ý khẩu phần ăn của trẻ để nấu lượng cháo vừa đủ, không nên để cháo qua đêm rồi tiếp tục cho trẻ ăn.

Tự nấu cháo cho bé vừa ngon vừa đủ dinh dưỡng

Tuy còn nhỏ nhưng khẩu vị các bé rất nhạy bén, bé chỉ ăn những món bé có cảm giác ngon miệng. Rất nhiều chao mẹ đau đầu mệt mỏi vì con không chịu ăn, chậm tăng cân. Để cải thiện tình hình thì một trong những cách quan trọng là chuẩn bị cho bé bữa ăn ngon và đủ dinh dưỡng. Xin chia sẻ một số gợi ý trong cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé sau đây.

Lên thực đơn hàng ngày cho bé

Cha mẹ cần lên thực đơn hàng ngày cho bé trong một tuần phù hợp với lứa tuổi của bé. Việc lên thực đơn sẽ giúp chao mẹ chuẩn bị tốt các nguyên liệu cần thiết, cân bằng và đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn cho bé. Hơn nữa, việc thay đổi thực đơn trong mỗi bữa ăn giúp bé không nhàm chán sẽ ăn ngon miệng hơn.

THAM KHẢO: Thực đơn các món cháo dinh dưỡng cho bé

Chuẩn bị nguyên liệu cho món cháo

Có rất nhiều loại cháo dinh dưỡng mà mẹ có thể lựa chọn ví dụ như: cháo cá chép, cháo cá lóc, cháo lươn cho bé, cháo sò huyết, cháo thịt bò, cháo tôm… Tùy vào từng loại cháo mà mẹ cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác nhau. Hãy nhờ rằng mỗi lần con ăn rất ít nên mẹ cũng chỉ cần sử dụng một chút nguyên liệu mà thôi.

Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị sẵn các loại ngũ cốc như: đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ… xay thật mịn và đẻ bào hũ đạy kín nắp để bảo quản được lâu hơn. Nấu cháo cho con nên chọn các loại gạo vừa ngon và có độ dẻo vừa phải.

Sơ chế nguyên liệu

Nếu muốn tiết kiệm thời gian, mẹ hãy chuẩn bị sẵn các loại nguyên liệu sau đó trữ đông trong tủ lạnh. Khi ăn mẹ chỉ cần rã đông và nấu cho con. Cách này vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vì thực phẩm được bảo quản đông sẽ giữ được đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên cho con dùng thực phẩm đông đã để quá lâu. Chỉ nên để khoảng 1 tuần trở lại.

Để chuẩn bị, mẹ hãy mua sẵn các loại nguyên liệu như: thịt. cá, tôm, rau, củ… Sau đó thái nhỏ, hấp chín và xay nhuyễn. Trong khi xay không nên cho nước hay gia vị. Cuối cùng cho vào khay đựng thực phẩm nhỏ xinh dành cho con.

THAM KHẢO THỰC ĐƠN CHO BÉ TỪ 15 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI

THỰC ĐƠN CHO BÉ TỪ 15-24 THÁNG TUỔI

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé

Để có được món cháo thật hấp dẫn cho con, mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Hầm 1 nồi cháo trắng đủ để con ăn 3 bữa/ngày. Hãy nhớ là chỉ nên nấu cháo loãng vì chúng ta còn cho thêm các loại nguyên liệu khác. Mẹ hãy tham khảo để mua các sản phẩm hỗ trợ việc nấu cháo cho con ngon hơn và đơn giản hơn.
  • Bước 2: Trước giờ con ăn, mẹ múc 1 lượng cháo vừa đủ ra sau đó cho 2 thìa nhóm đạm, 1 thìa nhóm rau đã chuẩn bị vào
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp và và quấy đều cho đến khi cháo sôi trở lại. Nếu cháo quá đặc thì mẹ có thể cho thêm nước.
  • Bước 4: Trước khi nhấc cháo ra cho thêm ½ muỗng ngũ cốc và khuấy đều.
  • Bước 5: Đợi cho cháo nguội bớt thì cho thêm dầu thực vật và cho con ăn.

Một số lưu ý

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, cha mẹ cần xây dựng một chế độ ăn dặm phù hợp để con phát triển toàn diện.

  • Cần cho trẻ ăn đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng sau đây: Tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai…); Đạm (thịt, cá, tôm, cua..); Chất béo (dầu ăn); Các loại rau giúp cung cấp vitamin, sắt, chất xơ và các chất khoáng khác cần thiết cho cơ thể
  • Thực phẩm dùng cho trẻ phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, người chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn
  • Tăng năng lượng của bữa ăn bằng cách bổ sung thêm dầu thực vật vào khẩu phần ăn. Chất béo không chỉ giúp làm cho bát bột vừa thơm, béo, mềm, khiến trẻ dễ nuốt, mà nó còn giúp hấp thu một số vitamin cần thiết.
  • Khi cho trẻ ăn nên khuyến khích động viên, không đe dọa vì tạo áp lực tâm lý, khiến trẻ sợ hãi mỗi khi nhắc tới bữa ăn. Ngoài ra cũng không nên cưng nựng, dỗ dành quá mức vì sẽ hình thành thói quen không tốt ở trẻ.
  • Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, khiến trẻ no bụng, chán ăn.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất xơ. Nếu trẻ không thích ăn rau củ, nên tìm cách chế biến rau củ thành những món ăn hấp dẫn, dễ ăn.

Xây dựng chế độ ăn cho trẻ cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽmcrom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Mua cháo dinh dưỡng bên ngoài cho bé

Để bé phát triển một các toàn diện thì điều kiện cần là phải cung cấp đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng cho bé. Điều kiện thứ 2 là cháo phải thơm ngon để bé ăn ngon miệng và giúp cha mẹ đỡ vất vả trong việc cho bé ăn.

Một số lưu ý giúp mẹ mua được cháo dinh dưỡng đủ chất và an toàn cho bé

Hãy mua thử một số sản phẩm cháo dinh dưỡng ở khu vực của bạn, hãy ăn thử cùng bé để cảm nhận và so sánh

  • Cháo chất lượng phải có mùi thơm tự nhiên đặc trưng của từng món, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được một cách rõ ràng
  • Vị của cháo phải hợp khẩu vị của bé và phải là vị ngon ngọt tự nhiên của thịt và các tành phần nguyên liệu tự nhiên có trong cháo.
  • Quan sát và tìm hiểu cách thức bảo quản của quán có đảm bảo vệ sinh và có giữ được thành phần chất dinh dưỡng trong quá trình bảo quản không?

Nếu khu vực nhà bé có có quán cháo dinh dưỡng kiểu Nhật thì mẹ có thể tham khảo và lựa chọn cho bé

Những Ưu Điểm Của Cháo Dinh Dưỡng Kiểu Nhật Bản.

  • Cháo ngon, đúng khẩu vị của đa số các bé  giúp bé ăn ngon, ăn nhiều, đủ dinh dưỡng
  • Đây là mô hình cháo dinh dưỡng được nấu tại chỗ để có được hộp cháo nóng hổi từ những nguyên liệu tươi, thơm ngon tự nhiên, không dùng bất kỳ chất bảo quản nào nhưng đảm bảo vệ sinh và chất lượng.
  • Người Nhật đã chọn cách bảo quản lạnh để giữ được thực phẩm tươi lâu mà không bị hao hụt chất dinh dưỡng. Cách bảo quản mà các bà mẹ Nhật lựa chọn giữ được 99% giá trị dinh dưỡng giúp bé phát triển cả về thể chất và trí não cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà vẫn giữ được mùi vị thơm ngon tự nhiên.
  • Mẹ dễ dàng yêu cầu nấu phù hợp với bé: ví dụ như vị, độ đặc lỏng, kích cỡ hạt…
  • Cháo không bị vữa, chảy nước trong quá trình cho bé ăn.
  • Các mẹ có thể mua về để vào tủ lạnh để bảo quản, khi nào muốn cho bé ăn thì trộn cháo cùng đồ ăn và rau củ với nhau nấu trên bếp đến sôi là có một phần cháo ngon cho con ăn.

XEM THÊM: Bạn có ở gần cửa hàng cháo dinh dưỡng kiểu Nhật nào không