\

 (ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NGUỒN CHÍNH VINMEC)

1. Bảng giá trị dinh dưỡng trong 100gr bò nạc

MÓNHÀM LƯỢNG CHẤT
DINH DƯỠNG 100GR THỊT
CÔNG DỤNG
THỊT BÒNăng lượng:182 kcal 
Protein:21.5 grCó vai trò xây dựng cấu trúc của cơ thể
Lipid:10.7 grCó tác dụng làm tăng lượng calo trong cơ thể
Glucid:0 gr 
Chất xơ:0 gam 
Vitamin:Vitamin A (12 mcg)Bảo vệ mắt, chống quáng gà và đặc biệt giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng trưởng ở trẻ em.
vitamin PP (4.5 mg) Có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Hàm lượng vitamin PP thấp gây nguy cơ mắc bệnh tim
vitamin B6 (0.44 mg)Có vai trò quan trọng trong sự hình thành máu và chuyển hoá năng lượng.
 vitamin B12 (3.05 mcg)Là chất dinh dưỡng thiết yếu rất quan trọng cho sự hình thành
 máu, não, và hệ thần kinh.
Chất khoáng: Sắt (3.1 mg),Có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Thịt bò là nguồn chất sắt phong phú đặc biệt là sắt ở dạng hem rất dễ hấp thu, giúp cơ thể phòng tránh thiếu sắt.
magie (28 mg)
kẽm (3.64 mg)
đồng (160 mg)
 canxi (12 mg)



2. Vai trò của thịt bò đối với trẻ

Thịt bò là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein chất lượng cao, sắt, kẽm, choline, selen và vitamin B6 và B12, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Có nên cho trẻ ăn thịt bò thường xuyên?

-Thịt bò là loại thịt đỏ rất giàu dinh dưỡng như đã nói ở trên. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì thế, nhiều mẹ có thói quen cho con ăn thường xuyên để bồi bổ cơ thể là một sai lầm không đáng có.

-Trong thịt bò: giàu chất sắt, ăn vừa đủ lượng thịt bò vào cơ thể sẽ giúp trẻ không bị thiếu máu, ngược lại nếu ăn quá nhiều, hoặc ăn sai cách sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan .

Những lưu ý khi cho trẻ ăn thịt bò?

– Hạn chế cho trẻ ăn thịt bò vào buổi tối.

– Không cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2-3 bữa, ăn theo bảng chế độ dinh dưỡng theo độ tuổi của trẻ.

– Không nấu thịt bò tái (dễ bị nhiễm sán), hoặc hầm quá kỹ (mất chất dinh dưỡng)

– Khi nấu thịt bò tránh nấu chung các thực phẩm khác như thịt lợn, hải sản, đậu nành, đậu tương (sec làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng). Ví dụ :khi ăn thịt bò cùng hải sản, thành phần photpho có trong thịt bò sẽ tạo kết tủa với canxi và magie có trong hải sản. Do đó làm giảm sự hấp thu các khoáng chất này. 

Trẻ mấy tháng được ăn thịt bò và lượng thịt bò đủ cho trẻ phát triển

-Trẻ bắt đầu ăn dặm 6 tháng là ăn được thịt bò.

BẢNG THAM KHẢO

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ TỪ 0-3 TUỔI

Giai đoạn tuổi
 bé ăn dặm
Tỷ lệ 4 nhóm thực phẩm dành cho sự phát triển của béSố bữa ăn
trong ngày
Đạm
(thịt, cá,..)
Bột
(gạo, đậu,..)
Chất béo
(Dầu mè, oliu,..)
Vitamin
(rau,củ,trái cây,..)
6-9 tháng tuổi10-15gr20-25gr5-10gr10gr2
9-12 tháng tuổi20-25gr60-90gr10-15gr15-20gr3
12-24 tháng tuổi30gr100-150gr15-20gr20gr3
24-36 tháng tuổi30-40gr100-150gr20-30gr20-30gr3 hoặc 4

Khi nào trẻ nên ăn thịt bò?

-Khi trẻ bị tiêu chảy , mẹ nên cho trẻ ăn thịt bò, vì trong thịt bò có chứa lượng kẽm lớn giúp làm giảm tình trạng tiêu chảy của trẻ

-Trẻ bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi,…

-Trẻ bị thiếu canxi, canxi trong thịt bò sẽ hỗ trợ bé phát triển xương chắc khỏe và tốt cho hệ tim mạch.

-Hệ miễn dịch bé kém (bé bị bệnh cảm),…

Bí quyết chọn thịt bò ngon:

-Nên mua thịt bò vào buổi sáng sớm và bò vừa mổ xong.

-Chọn sạp (chợ) uy tín để mua

-Chọn thớ thịt màu đỏ tươi không chuyển sang màu đỏ thẩm

-Khi sờ tay vào miếng thịt, tay không bị nhớt và thịt đàn hồi trở lại.

-Thịt không bị hôi, không khô cứng,…  

Các loại rau củ nấu chung thịt bò tăng chất dinh dưỡng cho bé

-Rau: rau dền, rau ngót, cải bó xôi, mồng tơi, cải ngọt,…

-Củ: Bí đỏ, cà rốt, khoai tây, đậu hà lan, đậu xanh, hạt sen…

Những thực phẩm kỵ không nấu chung với thịt bò

    -Đậu đen: chất xơ có trong đậu sẽ làm giảm hấp thu chất sắt có trong thịt bò.

   -Trong đậu nành và cả thịt bò đều chứa chất purin.  Trùng chất với nhau nên khi ăn cùng lúc 2 thứ sẽ làm dư chất Purin (axit uric ) có khả năng gây bệnh gút.

  -Hạt dẻ, lá hẹ, hải sản, thịt heo,…..

10.Hướng dẫn cách nấu cháo cho bé từ nguyên liệu thịt bò

  • Cách chuẩn bị cháo trắng:

Cân 100gr gạo vo sạch rồi cho 1 lít nước vào nồi, sau đó cho nồi lên bếp nấu. Vặn lửa cực lớn cho đến khi cháo sôi mạnh, rồi ta giảm lửa cực nhỏ, đun cho đến khi cháo sệch, chín mềm rồi tắt bếp. Về độ đặc cháo ta có thể tăng giảm nước để ra sản phẩm cháo trắng theo ý muốn của bé.

  • Cách chuẩn bị rau, củ, hạt

-Ta chọn một số loại rau củ quả phù hợp trên, đổi rau củ cho bé mỗi ngày cho bé khỏi ngán.

-Rau ta lấy phần lá: rửa sạch, băm nhuyễn hoặc chần chín rồi xay nhuyễn.

-Củ ta bỏ hạt và vỏ, rồi luộc hoặc hấp chín mềm. Sau đó ta băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn theo tuổi của bé.

-Hạt sen hoặc đậu xanh: ngâm rồi luộc chín. Riêng đậu xanh còn vỏ ta cần đãi vỏ vì vỏ nhám lưỡi bé không ăn. Sau đó ta cũng nghiền nhuyễn rồi để riêng.

  • Cách chế biến thịt bò

 -Mua 100gr thịt bò tươi, ta rửa sạch bằng nước chanh pha loãng, rửa lại qua nước sạch rồi thái nhỏ.

 -Phi hành tỏi thơm cho thịt bò vào xào vừa chín tới  cùng với một ít nước tương. Để nguội rồi tiến hành băm nhỏ hoặc xay nhuyễn theo thể trạng của bé. Có thể thêm 1 ít bơ hoặc pho mai cho vào thịt bò để tăng độ thơm béo cho sản phẩm.

  • Cách phối cháo , rau củ và thịt cho bé

Dựa theo bảng giá trị dinh dưỡng theo độ tuổi của bé, ta áp dụng lượng cháo, rau, củ và thịt cho phù hợp.

 *Ví dụ bé 6 tháng tuổi:

      + Thịt bò: 100gr xay nhuyễn chia ra làm 6 phần. Lấy 1 phần cho vào cháo.

     +Cháo trắng xay nhuyễn: lấy 1/3 chén xay nhuyễn

     +Rau củ xay nhuyễn: lấy mỗi thứ 1/3 muỗng ,nếu riêng 1 loại thì lấy mỗi thứ ½ muỗng.

     +Hạt sen xay nhuyễn: 1/3 muỗng cà phê nhỏ.

-Tất cả cho vào nồi nấu sôi rồi thêm 1/3 muỗng dầu ăn em bé vào, thêm 1 ít gia vị phù hợp để vừa miệng trẻ, rồi cho ra chén để nguội cho bé ăn.

-Lượng cháo, rau, củ, hạt, và thức ăn còn lại cho cho vào khay nhỏ , bỏ tủ đông để giữ chất dinh dưỡng cho bé. Khi nào nấu cho bé ăn, ta rã đông riêng từng loại rồi nấu chung với nhau, để nguội rồi cho bé ăn.